VÙNG TRỜI QUÊ HƯƠNG NÀO CŨNG LÀ BẦU TRỜI TỔ QUỐC
Mỗi
người trong chúng ta, khi ngước nhìn lên bầu trời quê hương, đều cảm thấy một
niềm thân thuộc lặng thầm. Trời quê có thể xanh trong như miền Trung gió Lào,
có thể mờ sương như miền cao nguyên, có thể mưa dầm như phương Nam tháng
Bảy. Nhưng bất kể sắc trời ấy là gì, đó vẫn là một phần của bầu trời Tổ quốc –
nơi ôm ấp mọi vùng đất, chở che mọi phận người và là biểu tượng của sự thống
nhất trong đa dạng. Vì thế, trong hành trình nhận thức và yêu thương đất nước,
chúng ta cần khắc ghi một chân lý giản dị mà thiêng liêng: vùng trời quê hương nào cũng là bầu trời Tổ quốc.
Tổ
quốc, không chỉ là khái niệm địa lý được xác lập bằng đường biên giới hay những
con sông, dãy núi mà còn là không gian văn hóa, là ký ức lịch sử, là tiếng nói
chung và tương lai chung của mọi con dân đất Việt. Mỗi vùng quê, dù đồng bằng
hay miền núi, dù thị thành hay hải đảo, đều mang trong mình một phần hồn cốt
của đất nước. Có thể bầu trời miền Tây Nam Bộ phản chiếu trên sông nước mênh
mang, còn bầu trời miền Trung trải dài trên cát trắng bỏng rát chân trần. Nhưng
tất cả những vùng trời ấy, dù rất riêng, đều hòa chung trong một mái nhà chung.
Đó là Tổ quốc Việt Nam.
Có những khi con người chỉ nhận ra giá trị thiêng liêng của điều gì đó khi buộc phải rời xa nó. Trong những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi mang theo khát vọng giải phóng dân tộc. Nhà thơ Chế Lan Viên từng khắc họa tâm trạng ấy trong bài thơ Người đi tìm hình của nước bằng câu thơ da diết khi Bác lênh đênh trên con tàu đi tìm hình hài Tổ quốc:
“Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ
dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương.”
Bầu trời ở Paris, London hay Hồng Kông tuy vẫn cao rộng, nhưng chẳng thể nào “xanh” như bầu trời quê nhà vì đó không phải là bầu trời của một dân tộc đang bị áp bức, một đất nước đang rên xiết trong xiềng xích thực dân. Chỉ khi xa rời nơi chôn nhau cắt rốn, người ta mới thấm thía hết tình yêu Tổ quốc, một tình yêu không ồn ào, nhưng sâu sắc như mạch nước ngầm xuyên qua mọi thời gian.
Hôm nay, đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ. Những vùng trời quê hương, đất nước đã khoác lên mình màu áo mới. Từ bản làng nơi lưng chừng núi đến những nơi hải đảo xa xôi, đâu đâu cũng có ánh sáng đèn điện, tiếng học sinh đọc bài và bước chân người trẻ trở về dựng xây. Những cây cầu bắc ngang sông rộng, những con đường nối liền các tỉnh thành. Đây không chỉ là sự kết nối vật lý, mà còn là sự xóa nhòa mọi ranh giới vùng miền. Tổ quốc không phân biệt miền xuôi – miền ngược, đồng bằng – miền núi. Vùng trời nào cũng đáng được trân quý, được chăm lo và yêu thương.
Chúng ta cũng không thể quên những con người đang âm thầm sống và cống hiến dưới mọi vùng trời Tổ quốc: các chiến sĩ hải quân canh giữ biển khơi; các giáo viên “cắm bản” nơi heo hút; những y bác sĩ vượt dốc cao, băng rừng cứu người. Họ sống không chỉ vì nơi mình sinh ra, mà vì một niềm tin giản dị: nơi nào có hình bóng đồng bào, nơi ấy là một phần Tổ quốc thiêng liêng.
Thế hệ trẻ hôm nay, những người mang trên vai trách nhiệm dựng xây tương lai cần khắc ghi tư tưởng ấy. Lòng yêu nước không thể chỉ bó hẹp trong biên giới quê nhà, càng không thể mang tâm lý phân biệt trung tâm, ngoại vi. Khi biết yêu những vùng đất mình chưa từng đặt chân tới, biết trân quý từng sắc trời trên bản đồ Tổ quốc ấy là khi trái tim ta đã mở rộng để ôm trọn một dải non sông.
Bầu trời mỗi vùng quê có thể mang sắc xanh riêng nhưng tất cả đều hòa chung trong bầu trời rộng lớn của dân tộc. Khi biết nhìn mọi vùng trời bằng ánh mắt yêu thương và trân trọng, chúng ta mới thực sự sống trọn vẹn với nghĩa “đồng bào” cùng chung một bọc, một trời, một nước và chúng ta sẽ thấy hiện lên niềm tin bất diệt: Vùng trời quê hương nào cũng là bầu trời Tổ quốc.(CTKO)
Có những khi con người chỉ nhận ra giá trị thiêng liêng của điều gì đó khi buộc phải rời xa nó. Trong những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi mang theo khát vọng giải phóng dân tộc. Nhà thơ Chế Lan Viên từng khắc họa tâm trạng ấy trong bài thơ Người đi tìm hình của nước bằng câu thơ da diết khi Bác lênh đênh trên con tàu đi tìm hình hài Tổ quốc:
“Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương.”
Bầu trời ở Paris, London hay Hồng Kông tuy vẫn cao rộng, nhưng chẳng thể nào “xanh” như bầu trời quê nhà vì đó không phải là bầu trời của một dân tộc đang bị áp bức, một đất nước đang rên xiết trong xiềng xích thực dân. Chỉ khi xa rời nơi chôn nhau cắt rốn, người ta mới thấm thía hết tình yêu Tổ quốc, một tình yêu không ồn ào, nhưng sâu sắc như mạch nước ngầm xuyên qua mọi thời gian.
Hôm nay, đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ. Những vùng trời quê hương, đất nước đã khoác lên mình màu áo mới. Từ bản làng nơi lưng chừng núi đến những nơi hải đảo xa xôi, đâu đâu cũng có ánh sáng đèn điện, tiếng học sinh đọc bài và bước chân người trẻ trở về dựng xây. Những cây cầu bắc ngang sông rộng, những con đường nối liền các tỉnh thành. Đây không chỉ là sự kết nối vật lý, mà còn là sự xóa nhòa mọi ranh giới vùng miền. Tổ quốc không phân biệt miền xuôi – miền ngược, đồng bằng – miền núi. Vùng trời nào cũng đáng được trân quý, được chăm lo và yêu thương.
Chúng ta cũng không thể quên những con người đang âm thầm sống và cống hiến dưới mọi vùng trời Tổ quốc: các chiến sĩ hải quân canh giữ biển khơi; các giáo viên “cắm bản” nơi heo hút; những y bác sĩ vượt dốc cao, băng rừng cứu người. Họ sống không chỉ vì nơi mình sinh ra, mà vì một niềm tin giản dị: nơi nào có hình bóng đồng bào, nơi ấy là một phần Tổ quốc thiêng liêng.
Thế hệ trẻ hôm nay, những người mang trên vai trách nhiệm dựng xây tương lai cần khắc ghi tư tưởng ấy. Lòng yêu nước không thể chỉ bó hẹp trong biên giới quê nhà, càng không thể mang tâm lý phân biệt trung tâm, ngoại vi. Khi biết yêu những vùng đất mình chưa từng đặt chân tới, biết trân quý từng sắc trời trên bản đồ Tổ quốc ấy là khi trái tim ta đã mở rộng để ôm trọn một dải non sông.
Bầu trời mỗi vùng quê có thể mang sắc xanh riêng nhưng tất cả đều hòa chung trong bầu trời rộng lớn của dân tộc. Khi biết nhìn mọi vùng trời bằng ánh mắt yêu thương và trân trọng, chúng ta mới thực sự sống trọn vẹn với nghĩa “đồng bào” cùng chung một bọc, một trời, một nước và chúng ta sẽ thấy hiện lên niềm tin bất diệt: Vùng trời quê hương nào cũng là bầu trời Tổ quốc.(CTKO)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét